Bộ chống giật cho bình nóng lạnh - Sản phẩm được bảo hộ độc quyền - Linh kiện lắp đặt cho các Loại bình nóng lanh ARISTON - PICENZA -FEROLY - ROSSI - SHUNHOUSE ...Sản xuất theo dây chuyền công nghệ ITALY –ĐÃ QUA KIỂM ĐỊNH TẠI VIỆT NAM. Điện áp hoạt động: 110V~250V – 50Hz Dòng rò tác động 30mA Dòng quá tải tác động 16A - 4500W Thời gian tác động khi chạm cơ thể:0.01 giây Số cực:2P 1L + 1N(Dùng làm Nguồn cấp máy nước nóng , bình nóng lạnh và các thiết bị dân dụng khác v.v) Nếu không có dây chống giật (chống dòng rò) , rất có thể bạn sẽ bị giật điện và rơi vào tình trạng mất kiểm soát dẫn đến ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong… Dây chống giật bình nóng lạnh (chống dòng rò) ELCB là gì ? Dây chống rò điện ELCB là bộ phận không thể thiếu trong máy nước nóng trực tiếp và gián tiệp. ELCB có độ nhạy cao nhằm hạn chế các sự cố chạm điện hay có rò rỉ điện trong máy. Khi phát hiện dòng điện rò rỉ chạy trong 1 mạch điện, ELCB sẽ tự động ngắt điện để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Để sử dụng lại máy nước nóng, bạn cần bật lại công tắc reset .
Bình nóng lạnh bị nhảy chống giật là gì? Có nghiêm trọng không?
Bình nóng lạnh chống giật đang được sử dụng khá phổ biến ở các gia đình, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng đúng cũng như quy tắc an toàn của thiết bị này. Một trong những tình trạng mà nhiều gia đình hay gặp phải khi sử dụng bình nóng lạnh chống giật là hiện tượng nhảy chống giật.
Nhảy chống giật bình nóng lạnh là hiện tượng xảy ra khi nguồn điện áp bị rò rỉ. Đây là một sự cố khá nghiêm trọng chủ yếu xảy ra với các thiết bị bình nóng lạnh có trang bị chống giật ELCB. Tuy nhiên, thực tế không phải người dùng nào cũng hiểu biết về hiên tượng này và biết cách khắc phục sự cố này đúng đắn.
Khi bình nóng lạnh bị nhảy chống giật, cần được xử lý càng sớm càng tốt sau khi phát hiện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Vì sao bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB?
Trước khi muốn khắc phục sự cố bình nóng lạnh bị nhảy chống giật, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thông thường, bình nóng lạnh bị nhảy chống giật thường xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
-
Bản thân mạch điện của thiết bị chống giật ELCB bị ẩm, nước rỏ vào nên bị chập, chết mạch bên trong dẫn đến tự động nhảy mà không liên quan đến các thiết bị khác của bình nóng lạnh.
-
Do thanh đốt máy nước nóng bị thủng, bị hỏng hoặc han gỉ dẫn đến nguồn điện rò ra nguồn nước, thiết bị chống giật sẽ cảm biến được tín hiệu và ngay lập tức ngắt.
-
Các vị trí đấu nối, tiếp điểm bị di chuyển và chạm vào vỏ kim loại làm rò điện nên chóng giật sẽ tự động nhảy và cắt điện vào bình nóng lạnh.
-
Rơ le bình nóng lạnh bị hư hỏng hoặc đã hết hạn.
-
Thiết bị chống giật ELCB bị hỏng nên nhảy lung tung.
Các cách khắc phục bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB
-
Kiểm tra thanh đốt và thay mới thiết bị này nếu như chúng bị han gỉ hoặc rạn nứt, vì đây có thể là nguyên nhân gây rỏ rỉ điện. Trong trường hợp nếu kiểm tra thấy thanh đốt bị đóng cặn thì nên vệ sinh sạch sẽ và thử lại.
Lưu ý, nếu phải thay mới, bạn nên chọn loại thanh đốt có cùng kích cỡ và chủng loại với loại cũ.
-
Kiểm tra lại các tiếp điểm, vị trí đấu nối bên trong bình nóng lạnh bằng mắt thường và đấu nối lại cho đảm bảo chắc chắn, an toàn, sau đó thử lại.
-
Kiểm tra lại bộ phận rơ le của bình nóng lạnh và thay mới nếu đã hư hỏng, quá hạn.
-
Mở nắp bình nóng lạnh, kiểm tra xem bên trong có bị ẩm ướt hay đọng nước không. Nếu có hãy lau sach, sấy khô chúng. Hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã bị ngắt trước khi kiểm tra và lau chùi.
-
Có nhiều trường hợp chống giật bình nóng lạnh nhà bạn do để trong phòng tắm nên hơi nước bốc lên ngấm vào trong và chống giật tự động nhảy và bạn chỉ cần dùng tay nhấn lại công tắc ở chống giật là bình lại tự hoạt động được.
Nếu tất cả những cách trên vẫn không thể khắc phục được thì chứng tỏ thiết bị ELCB của bình nóng lạnh đã bị hỏng gây ra hiện tượng hoạt động kém và nhảy lung tung. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên thay mới toàn bộ thiết bị này.
Một số mẹo để sử dụng bình nóng lạnh chống giật an toàn hơn
-
Luôn ngắt điện khi sử dụng nước nóng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
-
Tắt nguồn điện vào bình nóng lạnh khi tắm.
-
Không nên bật bình nóng lạnh liên tục.
-
Lắp đặt bình nóng lạnh đúng kỹ thuật, ví trí đảm bảo an toàn khi sử dụng, và nên nhớ lắp đầy đủ chống giật cho bình nóng lạnh.
-
Ngay sau khi phát hiện sự cố nhảy chống giật bình nóng lạnh, nên bình tĩnh và ngừng sử dụng bình nóng lạnh ngay.
-
Ngắt hết các nguồn điện khi kiểm tra và thay sửa để đảm bảo an toàn
Tìm hiểu sự khác nhau giữa ELCB và CB
-
ECLB có tên viết tắt tiếng anh: Earth Leakage Circuit Breaker là thiết bị điện hỗ trợ nếu có sự cố sẽ tự động ngắt điện. ELCB thì có giá từ 250 – 550 ngàn đồng/cái.
-
CB chỉ có tác dụng là khi hiện tượng chạm mạch điện thì sẽ tự động nhảy để ngắt điện. CB có mức từ 80 – 150 ngàn đồng.
Nếu máy nước nóng nhà bạn đã sử dụng lâu ngày, cũng qua sửa chữa nhiều lần mà vẫn gặp trục trặc thường xuyên thì bạn hãy thay thế vật dụng này để có được chất lượng trải nghiệm tốt và an toàn hơn cho cả gia đình nhé.